Hướng dẫn cách chụp khung lụa 1️⃣ pha keo PVA 205 207

1. Về mặt nguyên lý:

In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm.
Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.
Đây là hình mô tả nguyên lý in lụa

A: Mực in

B: Lưỡi dao cao su

C: Hình ảnh in

D: Lụa đã được chụp hình ảnh in.

E: Khung lụa

F: Vật liệu in (Quần áo, bao bì nilon, thiệp cưới, túi giấy, kính, gỗ MDF, ly nhựa, cốc nhựa, hộp xốp đựng cơm..)

Như ta thấy, nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng W màu xanh trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới.

2. Quá trình chế tạo khuôn in lụa:
Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản?

Quá trình phơi bản bao gồm:

1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản. Sấy khô keo.

2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bảo đảm tiếp xúc tốt.

3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng --> không bị cô cứng.

4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới --> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy (Quần áo, bao bì nilon, thiệp cưới, túi giấy, kính, gỗ MDF, ly nhựa, cốc nhựa, hộp xốp đựng cơm..) tương ứng như trên phim.

Giải thích:
Keo chụp bản là một hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước, tuy nhiên khi pha thêm bicromat vào dung dịch keo thì màng keo sau khi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không tan trong nước nữa. Hiện nay thị trường có 2 loại là keo PVA 205 và PVA 217, tuy nhiên in lụa thì xài PVA 217.

THỰC HÀNH IN LỤA – HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

1. Chuẩn bị đổ nghề, nguyên vật liệu:

Hình ảnh một số đồ nghề in lụa, máy in lưới:

2. Hướng dẫn từng bước:

Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau:

I. Thiết kế > In mẫu ra trên giấy can

II. Chuẩn bị khung, pha keo > Chụp bản > Pha mực > In thử, canh tay kê > In sản lượng > Rửa khung.
a. Nấu keo:
– Trên thị trường có loại loại keo chưng sẵn. Nếu muốn tiết kiệm làm thủ công thì nấu Keo PVA 217. Khi mua về có dạng tinh thể (như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A.
– Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, để lâu được.

b. Pha keo:
Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với Bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì …không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phủt (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được.

Mua bán Máy in lụa mini phẳng khổ a3 - Máy in lưới tự động Apmacom 2

(còn tiếp, bao gồm:

c. Kỹ thuật chụp khung lụa
d. Kỹ thuật pha mực để in trên giấy
e. Kỹ thuật lên khuôn và canh chỉnh tay kê
f. Tiến hành in số lượng – Kỹ thuật phơi
g. Các lỗi hay xảy ra khi in giấy
h. In trên các vật liệu khác

Cách chụp khung in lụa, máy chụp bản khung lụa, chụp bản in lưới, cách chụp bản in lưới, chụp bản in lụa tại tphcm, khung lụa in lưới, kỹ thuật chụp bản trong in lụa, cách chụp lưới in, keo chụp bản, keo chụp bản cao thành, keo chụp bản in lưới, keo chụp bản 217, cách pha keo chụp bản lụa, keo in lụa, cách pha keo chụp bản in lụa, keo chụp bản t101.

Máy in bao bì APMACOM
QL50, Đa Phước, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

nguồn khoalt – Diễn đàn kỹ thuật in

5/5 - (1 bình chọn)